Giỏ hàng

Hướng dẫn chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá có thể bạn chưa biết?

Thiết lập ban đầu của một bể thủy sinh sẽ thay đổi theo thời gian vì sự phát triển của cây hoặc do các loài rêu, tảo hại xâm lấn. Để duy trì vẻ đẹp tự nhiên của bể thủy sinh, chúng ta cần quan tâm, chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách.Vậy khi chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá cần làm gì? Bài viết của KING AQUA sau đây sẽ hướng dẫn bạn.

1. Hướng dẫn chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá có thể bạn chưa biết?

Ánh sáng: Nên chia thời gian chiếu sáng thành 2 giai đoạn trong ngày (nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian chiếu sáng) nhằm ngăn ngừa tảo hại phát triển. Để thực hiện điều này, chúng ta nên sử dụng ổ cắm hẹn giờ cho hệ thống chiếu sáng của bể cá.

Dinh dưỡng: Bể đang hoạt động ổn định không có nghĩa là chúng ta không cần bổ sung dinh dưỡng cho cây thủy sinh. Để cây căng đẹp và ít bị bệnh, người chơi nên thường xuyên theo dõi nhằm phát hiện những dấu hiệu thiếu dưỡng chất của cây để bổ sung cho hợp lý.

Việc thay nước cũng nên được tiến hành đều đặn để đảm bảo nước luôn trong sạch. Mỗi lần thay nước không nên vượt quá 50% tổng nước trong bể không làm xáo trộn môi trường sinh thái bể cá.

Hướng dẫn chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá có thể bạn chưa biết

Chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá

Cắt tỉa cây: Khi cây thủy sinh đã phát triển ổn định thì việc cắt tỉa giúp cho cây có hình dáng bắt mắt hơn và cây sẽ phát huy hết vẻ đẹp của nó.

Cho cá ăn cần chú ý không cho ăn quá nhiều, tránh làm dư thừa thức ăn trong bể. Thức ăn của cá thủy sinh thường là thức ăn công nghiệp có chứa nhiều chất đạm, khi phân hủy trong bể thì rất dễ gây ô nhiễm môi trường nước, làm đục nước và gây bệnh cho cá. Đối với cá nuôi trong bể thủy sinh, chỉ cần cho ăn 1 – 2 ngày/lần. Nếu có thức ăn thừa trong bể cần được vớt ra ngay.

2. Những dấu hiệu cho thấy cây thủy sinh đang bị “đói”, không đủ dinh dưỡng bạn nên biết

- Lá chuyển sang màu vàng hoặc đỏ: do thiếu nitơ hoặc Photphat nếu lá rụng nhiều;

- Lá có màu đen hoặc nâu, cây chết dần: do thừa photphat;

- Các lá già có đốm vàng, còn các lá non màu hơi vàng chanh ở các đốm: do thiếu Kali;

- Lá non có màu vàng chanh, bị biến dạng: do thiếu Canxi;

- Lá già có các đốm vàng, gân màu xanh lá cây: do thiếu Magiê;

Hướng dẫn chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá có thể bạn chưa biết

Các sản phẩm cây thủy sinh tại King Aqua

- Lá non chuyển dần sang vàng: do thiếu Lưu huỳnh;

- Lá bắt đầu vàng sau đó trong suốt: do thiếu sắt;

- Gân lá có các đốm vàng: do thiếu kẽm;

- Lá chậm lớn, xuất hiện nhiều màu trắng (Calcium): do thiếu CO 2 , ngoài ra thừa CO 2 khi cá luôn nổi trên bề mặt nước, khó thở;

- Cá bơi chậm chạp, cây chậm lớn: do thiếu oxy;

- Cây yếu, rễ đen: do chất nền ở đáy bể cá mini;

- Cây ngừng phát triển hoặc chết đi, cá bơi chậm, không năng động: do nhiệt độ trong nước quá cao.

========>>> XEM THÊM LƯU Ý KHI NUÔI CÁ BẢY MÀU DÀNH CHO BẠN - KINH NGHIỆM NUÔI CÁ CẢNH

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá. Mong rằng bạn sẽ tạo nên những bể thủy sinh thật đẹp để tạo nên điển nhấn trang trí cho không gian của bạn nhé!

 

Giá cả hợp lý
Sản phẩm chính hãng
Vận chuyển nhanh chóng
Bảo mật thông tin
Đăng nhập Giỏ hàng Facebook Youtube tiktok Tiktok TOP