Giỏ hàng

Lưu ý giúp thú vui thủy sinh đơn giản hơn cho người mới bắt đầu

0Đam mê thủy sinh là vô tận, và việc tiếp cận với thú chơi thủy sinh thật sự khó khăn. Trong bài viết sau, King Aqua sẽ đem tới cho bạn những lưu ý giúp cá thủy sinh dễ nuôi hơn cho người mới bắt đầu.

Những lưu ý khi bắt đầu tự làm bể thủy sinh giúp cá thủy sinh dễ nuôi 

Không nên sử dụng bể quá nhỏ hay quá lớn

Hồ thủy sinh đẹp được xem như là một hệ sinh thái thu nhỏ. Hồ nhỏ nên khả năng nước không đảm bảo chất lượng càng cao nếu bạn không có biện pháp xử lý. Còn những hồ thủy sinh lớn, đòi hỏi người chơi phải am hiểu về thủy sinh từ việc chọn đất nến cho tới trồng cây. Vì vậy tốt nhất nên lựa chọn hồ có kích thước vừa phải, phù hợp nhất là từ 40cm – 60cm.

Nếu to quá, công đầu tư và chăm sóc sẽ lớn hơn rất nhiều, và việc mới bắt đầu tìm hiểu và chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ dễ dàng khiến các bạn cảm thấy đuối và nản chỉ với những bể thủy sinh có kích thước quá to lớn, từ đó có thể làm nhụt đi niềm đam mê của bạn.

Vì vậy, hãy cố gắng đầu tư một bể thủy sinh có kích thước trong khoảng 40cm đến 60cm sẽ là tốt nhất cho mọi người.

Chiều cao của bể không nên cao quá

Bạn không nên chọn một chiếc hồ quá cao vì như vậy ánh sáng sẽ không thể chiếu sâu gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình quang hợp của các dòng cây mà bạn trồng làm nền, đồng thời quá trình vệ sinh hồ cũng rất bất tiện hơn khá nhiều khi phải thò tay vào sâu hơn.  Một bể thủy sinh nên có chiều cao tốt nhất trong khoảng từ 30cm đến 40cm là ổn để bắt đầu

Tránh dùng lọc trong bể thủy sinh

Đa số những loại hồ thủy sinh bán trên thị trường là hồ kính dán và không có vách lọc bên cạnh, vì vậy chúng ta sẽ thường mua các bộ lọc bên ngoài để làm lọc cho bể thủy sinh. Hãy mua các bộ lọc đặt bên ngoài, treo thành bể ngoài, tránh mua các bộ lọc đặt bên trong hồ cá thủy sinh, điều này sẽ giúp bể thủy sinh của bạn thẩm mỹ hơn, tránh việc tác động trực tiếp tới layout trong bể và cũng dễ dàng tháo lắp để vệ sinh hơn. Một lý do nữa đó là sử dụng lọc bên trong sẽ làm dòng chảy trong bể thủy sinh tập trung vào một chỗ và khó có thể điều chỉnh, tùy biến theo layout từng bể.

-> Một số mã lọc nên dùng cho bể thủy sinh nhỏ

Nền bể thủy sinh

Có rất nhiều sự lựa chọn nền, tùy thuốc vào layout mà các bạn mong muốn

- Phân nền công nghiệp: sạch sẽ, trồng cây đơn giản, nhanh gọn

- Phân nền trộn: setup cần cẩn thận, phủ lớp nền (phân nền công nghiệp, sỏi, cát,..) dày chút để tránh bục nền, phù hợp với những bể trồng nhiều cây thủy sinh, và những cây này cần nhiều dinh dưỡng

- Cát, sỏi, sạn,...: Rất sạch sẽ, phù hợp để trang trí, trải phủ bề mặt

Tóm lại việc làm nền cho hồ thủy sinh rất quan trọng, cần phải nghiên cứu thật lý lưỡng. Nếu bạn trồng cây cắm vào nền thì độ dày của nên dao động trong khoảng từ 5- 8cm tùy thuộc vào số lượng, kích thước cây sau khi phát triển, kích thước của bể sao cho phù hợp

Không nên thả cá ngay khi mới setup

Một việc rất sai lầm đó chính là việc thả cá ngay khi các bạn setup xong bể thủy sinh, cá cảnh. Tâm lý muốn thả cá hay vội vàng để có một bể thủy sinh đẹp luôn khiến chúng ta gặp phải sai lầm nghiêm trọng này.

Để một bể thủy sinh đạt chất lượng tốt và đủ để thả cá, chúng ta phải trải qua công đoạn giúp nước ổn định và khử được phần lớn các chất độc hại thải ra trong quá trình setup từ layout, phân nền… Đây là quá trình thật sự quan trọng giúp bể thủy sinh của bạn khỏe mạnh và mang đến sự ổn định cho hệ động thực vật bên trong nó. Vì vậy nên thay nước khoảng 50% sau 7 ngày set up hồ rồi sau đó để ổn định 3-5 hôm mới thả cá vào.

Xem thêm: CHỌN CÂY THỦY SINH HỒ CÁ MINI NHƯ NÀO CHUẨN NHẤT?

Tổng hợp một số loài cá dễ nuôi trong hồ thủy sinh

Tìm 1 loài cá cảnh tốt nhất cho hồ thủy sinh không phải là điều đơn giản. Dù là người chơi lâu năm hay mới tập tành chơi thủy sinh đều có những câu hỏi cho việc chọn cá phù hợp hồ thủy sinh. Đại loại như là: Chọn cá có kích thước thế nào? Độ pH có phù hợp hay không? Cá này có cắn nhau với cá kia không? Loài cá này nuôi chung với hồ cây thủy sinh hay không v.v…

Bài viết này sẽ đưa ra 10 loài cá phổ biến nhất cho hồ thủy sinh của bạn. Ngoài ra còn rất nhiều loài cá phù hợp cho hồ thủy sinh nữa các bạn nhé

Cá cầu vồng

- Tên thông dụng: Cá Cầu Vồng

- Tên tiếng anh: Rainbows

- Tên khoa học: Melanotaeniidae

Cá cầu vồng ngày càng phổ biến hơn trong các hồ thủy sinh. Điều này là do màu sắc tự nhiên phản xạ ánh sáng của chúng. Vảy của cá cầu vồng lấp lánh và có nhiều màu sắc khác nhau. Với hồ thủy sinh có bố cục tĩnh lặng hơi buồn thì cá cầu vòng là lựa chọn tốt nhất. Chúng sẽ giúp cho hồ thủy sinh thêm sinh động và nhìn có chiều sâu hơn hẳn. Ngoài ra mức giá trung bình và nhiều loại với màu sắc khác nhau cũng giúp cho cá Cầu Vồng ngày càng được ưa chuộng và phổ biến.

1640226913_410_7282F22D_AB3B_4611_B79B_13B5A70B1F45.jpeg

 

Cá Thần Tiên – Angel Fish

- Tên thông dụng: Cá Thần Tiên – Cá Ông Tiên

- Tên tiếng anh: Angel Fish

- Tên khoa học: Pterophyllum

Có thể nói cá Thần Tiên quá quen thuộc với dân chơi cá từ lâu. Hiện nay chúng có nhiều màu sắc đa dạng khác nhau. Kích thước của cá Thần Tiên cũng khá lớn, có con phát triển max size to hơn cả bàn tay vậy nên nếu bể bé thì chỉ nên nuôi ít cá thần tiên size bé.

Cá thần tiên là một dòng cá đẹp và được ưa chuộng nhiều, cá Thần Tiên phù hợp cho nhiều dạng bố cục hồ thủy sinh lớn, rộng, có không gian thoáng đãng. Tuy nhiên cá Thần Tiên rất dễ bị kích ứng với môi trường nước, nhất là độ pH. Chúng khá nhạy cảm dễ bệnh, hãy đảm bảo bạn sẽ chăm sóc hồ thủy sinh tốt khi nuôi loài cá Thần Tiên này.

thantientrangmatden_480x360.jpg

Cá thần tiên trắng mắt đen

Cá Hồng Nhung – Ember Tetra

- Tên thông dụng: Cá Hồng Nhung, Hồng tử kỳ

- Tên tiếng anh: Ember Tetra

- Tên khoa học: Hyphessobrycon amandae

Cá Hồng Nhung với màu da cam, chấm đen riêng biệt, kích thước nhỏ, và sức sống cao nên chúng được ưa chuộng nhiều. 

8fc2901df05b6c27a892889b432ec715.jpg

Cá Hồng Nhung (Hồng tử kỳ)

Cá Neon vua – Cardinal Tetras

- Tên thông dụng : Cá Neon vua

- Tên tiếng anh : Cardinal Tetras

- Tên khoa học : Paracheirodon axelrodi

Cá Neon vua là một dòng cá đẹp, hầu như tất cả những người chơi cá cảnh đều biết về dòng cá Neon vua này, thậm chí ít nhất 1 lần đã từng mua về nuôi thử. Dải màu sắc đỏ rực kết hợp với màu xanh rất nổi bật và còn phát quang làm chúng trở nên khá nổi tiếng. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của chúng là khả năng thích nghi môi trường kém. Chúng rất dễ chết khi thay đổi pH đột ngột và hồ không sạch. Nhưng một khi đã sống quen bể rồi thì chúng sẽ sống rất lâu. Neon vua là loài có tuổi thọ cao nhất trong tất cả loài neon khác. Hãy chắc chắn rằng hồ thủy sinh của bạn thật tốt thì hãy nghĩ đến chuyện nuôi cá Neon vua này.

Hướng dẫn cách nuôi cá neon, cá cảnh cho ngươi mới - Cá Cảnh Nhỏ

Cá neon vua

Cá neon xanh – Neon Tetras

- Tên thông dụng : Cá neon xanh

- Tên tiếng anh : Neon Tetras

- Tên khoa học : Paracheirodon innesi

Cá neon xanh có kích thước nhỏ hơn Neon vua . Chúng ta phân biệt Neon xanh với Neon vua bằng cách nhìn vào dải màu đỏ của chúng, neon xanh có dải màu đỏ chỉ kéo dài bằng 1/2 cơ thể, còn Neon vua thì kéo từ đầu đến đuôi. Tuy nhiên giá thành của neon xanh rẻ hơn, và khả năng thích nghi môi trường mới tốt hơn neon vua một chút

Cá Neon Xanh - Cá Cảnh Thủy Sinh 1

Cá Bảy Màu – Guppys

- Tên thông dụng : Cá Bảy Màu

- Tên tiếng anh : Guppys Fish

Cá bảy màu rất đa dạng về màu sắc, đa dạng đến nổi chưa chắc một dân chơi cá cảnh sành sỏi chưa chắc đã biết hết về loài của chúng. Thậm chí mỗi năm người ta còn lai tạo ra một loại màu sắc mới đặc trưng riêng. Cá Bảy Màu dễ nuôi, dễ đẻ, và rất linh hoạt. Nếu bạn thích một hồ thủy sinh sôi động thì cá Bảy Màu là lựa chọn tuyệt vời. Chúng không thích các dòng chảy mạnh và thay đổi pH đột ngột, bạn cũng không nuôi cá bảy màu ở bể có mực nước cao quá, rất dễ làm cá bị đuối

Cá bảy màu Fullred S2

Cá bảy màu Full Red

Cá Trâm – Chili Rasbora / Mosquito Rasbora

- Tên thông dụng : Cá Trâm

- Tên tiếng anh : Chili Rasbora / Mosquito Rasbora

- Tên khoa học : Boraras brigittae

Cá Trâm là loài cá đi theo bày đàn và khá nhút nhát. Chúng có kích thước rất nhỏ, phù hợp với các hồ thủy sinh nhỏ. Người ta hay nuôi cá Trâm chung với các loài tép thủy sinh. Cá Trâm thường được bày bán làm cá mồi trong các tiệm cá, bạn có thể dễ dàng mua số lượng lớn mà giá thành khá rẻ với loài cá Trâm này.

Cá trâm: Đặc điểm, sinh sản và chăm sóc ra sao | Vuathuysinh

Cá Tam Giác – Harlequin Tetras

- Tên thông dụng : Cá Tam Giác

- Tên tiếng anh : Harlequin Tetras

- Tên khoa học : Trigonostigma heteromorpha

Cá Tam Giác là loài cá sống theo bầy đàn tuyệt vời, chúng thường đi theo bầy và cũng có sự phân bố tốt. Đây là loài cá rất thích hợp cho những hồ thủy sinh có mật độ cây dày. Màu sắc phản chiếu ánh sáng và kích thước tương đối nhỏ phù hợp cho nhiều kích cỡ hồ thủy sinh khác nhau. Dễ nuôi và giá thành rẻ, phù hợp cho dân chơi thủy sinh.

Cá tam giác | cacanhhagiang

Cá Đĩa - Discus

- Tên thông dụng: Cá Đĩa

- Tên tiếng anh: Discus Fish

- Tên khoa học: Symphysodon

Chắc không ai xa lạ với loài cá có nguồn gốc từ Amazon này. Cá Đĩa là loài cá đa dạng về màu sắc nhất hiện nay. Người ta tin rằng màu sắc của cá Đĩa giúp chúng dễ nhận biết và quyến rũ nhau trong môi trường tăm tối Amazon. Thậm chí hàng năm vẫn diễn ra các cuộc thi đọ về màu sắc của loài cá này. Đương nhiên giá thành cũng sẻ đi đồng với màu sắc. Chúng cũng là loài khá nhạy cảm với pH, khó nuôi và khá kén thức ăn. Cá Đĩa nên nuôi trong những bể lớn, bộ lọc tốt, và hãy đảm bảo rằng bạn có nhiều thời gian để chăm tốt cho chiếc bể

Đèn led cho bể cá mini

Cá Sặc Gấm – Dwarf Gourami

- Tên thông dụng: Cá Sặc Gấm

- Tên tiếng anh: Dwarf Gourami

- Tên khoa học: Trichogaster lalius

Màu sắc nổi bật, tuổi thọ cao, dễ nuôi, cá Sặc Gấm dần dần phổ biến nhiều trong các hồ thủy sinh. Tuy nhiên đây là một loài cá khá dữ, chúng hay đánh nhau để giành lãnh địa riêng. Điểm nổi bật nhất của cá Sặc Gấm vẫn là màu sắc đa dạng, và màu đỏ đặc trưng sẻ làm nổi bật hơn cho hồ thủy sinh của bạn .

Cá Sặc Gấm - Cá Cảnh Thủy Sinh 1

 

Giá cả hợp lý
Sản phẩm chính hãng
Vận chuyển nhanh chóng
Bảo mật thông tin
Đăng nhập Giỏ hàng Facebook Youtube tiktok Tiktok TOP