Giỏ hàng

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LŨA BỂ THỦY SINH

Là một "dân chơi cá", bạn đã bao giờ nghe đến lũa bể thủy sinh chưa? Nếu là một tay chơi mới và cần cập nhật kiến thức về lũa thủy sinh, hãy cùng Kingaqua tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết này nhé!

Lũa bể thủy sinh là gì?

Hồ thủy sinh bonsai - Yêu Thủy Sinh

Lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết và có quá trình bào mòn qua năm tháng và chỉ còn lớp gỗ thịt chắc chắn. Đặc điểm chung của loại gỗ được gọi là lũa chính là việc dòng gỗ lũa này rất cứng và không bị ảnh hưởng bởi mối và mọt. Do phải là gỗ thịt lâu năm và quá trình dài để hình thành, nên lũa có giá trị rất cao và được nhiều người tìm mua.

Lũa thủy sinh cũng là một dạng hình thái giống như lũa bên trên mình có chia sẻ, tuy nhiên lũa thủy sinh đa dạng hơn về hình thức và cả các dạng gỗ. Do việc tìm, mua các dòng lũa là gỗ thịt rất khó, nên lũa thủy sinh thông thường sẽ bao gồm thêm cả những dòng cây khô như cây Hải Sơn Tùng, Ngọc Linh Sam…hay nhiều dòng cây khác cũng có thể gọi là lũa nếu có thể cho được vào bể thủy sinh.

Ngoài những dòng lũa được làm từ gỗ thịt và được thiên nhiên xử lý lâu năm ra, thì các dòng lũa còn lại thường phải xử lý rất nhiều như: Ngâm, dùng hóa chất, luộc… để có thể sử dụng và cho vào bể thủy sinh.

Xem thêm: Phân nền bế cảnh có thực sự quan trọng?

Một số đặc điểm cơ bản nhất của lũa bể thủy sinh 

Để có thể hiểu hơn về lũa bể thủy sinh, hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm cơ bản nhất mà chỉ có ở lũa thủy sinh:

Hồ thủy sinh bon sai cấy rêu

  • Là loại gỗ tự nhiên, không gây nặng mùi khi ngâm dưới nước như các loại gỗ thông thường.
  • Lũa thủy sinh có hình dáng ngoằn ngoèo khúc khủy, và một số hình dạng đặc thù khác.
  • Đa số chúng được khai thác từ môi trường tự nhiên.
  • Không bị bào mòn hay mục nát dưới môi trường nước.
  • Các loại lũa thủy sinh tới tay người dùng đều đã được xử lý lột vỏ.
  • Đa số các loại lũa thủy sinh khi ngâm nước thời gian đầu sẽ làm nước ngả màu vàng, hoặc có loại bị rữa nhớt. Nhưng thời gian sau là hết.

Có những loại lũa thủy sinh nào?

Dưới đây là tổng hợp những loại lũa bể thủy sinh có ở Việt Nam mà bạn nên biết, cụ thể:

Hồ thủy sinh bonsai đẹp - Chuyên thủy sinh

  • Lũa đỗ quyênLũa đỗ quyên có những vân thớ đẹp, khỏe mạnh và bóng bẩy, chúng thường chìm sau khi ngâm vào hồ từ 1 ngày cho đến vài tuần, tùy thuộc vào độ lớn của thân lũa.
  • Lũa linh samĐặc điểm của lũa linh sam là gần như chìm luôn ngay khi bỏ vào hồ, tuy nhiên chúng sẽ nhả màu vàng vào nước trong một thời gian dài.
  • Lũa trà rừngLũa trà rừng rất dễ để có thể chìm ngay, không phai màu trong nước. Thường thì anh em chơi thủy sinh trong khu vực miền nam hay sử dung trà rừng.
  • Lũa xương chùmLũa xương chùm, như cái tên gọi của nó, lũa nhỏ có   hình dạng tán cây, thường được dùng để làm tán cho lũa bonsai

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua nhiệt kế hồ cá bạn cần biết!

Nên xử lý lũa thủy sinh như thế nào?

Chơi thủy sinh là một thú chơi cầu kỳ và cần sự chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng, và việc xử lý lũa thủy sinh làm sao để sạch và tốt nhất chính là việc được rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế, hãy cùng Kingaqua tìm hiểu một số cách xử lý lũa thủy sinh chuẩn nhất nhé!

Cách làm gỗ lũa bonsai thủy sinh để trang trí cho bể cá siêu đẹp -  Thucanh.vn - Website chuyên thông tin dành cho thú cưng, vật nuôi

Ngâm nước

Ngâm nước là một trong những phương pháp thường thấy của chúng ta, với việc ngâm gỗ lũa trong thời gian dài (từ 1 tháng đến 6 tháng) có thể giúp việc loại bỏ những chất còn lại trong gỗ lũa như: nhựa, chất đọc, màu của lũa…. Và nếu không có quá trình này, việc thôi ra các chất sẽ khiến bể thủy sinh của chúng ta có màu vàng và nhiều chất độc hại, gây nguy hiểm và thiếu thẩm mỹ cho bể thủy sinh.

Luộc lũa

Luộc lũa thủy sinh trước khi cho vào bể là một phương pháp được khá nhiều anh em sử dụng để đẩy nhanh quá trình xử lý lữa. Thay vì chúng ta cần từ 1 đến 6 tháng cho tùy từng loại lũa, thì cách luộc lũa có thể giúp chúng ta rút ngắn được từ 50% đến 70% thời gian xử lý thông thường.

Tuy nhiên, cách thức này chỉ phù hợp với những loại lũa nhỏ, rởi… chứ không khả thi với những loại lũa lớn và nguyên khối vì việc tìm một cái lồi đủ to và chỗ để đun thường gặp nhiều vấn đề. Vì vậy với các dọng lũa nguyên khối và diện tích lớn, chúng ta sẽ dùng một phương án bên dưới đây.

Dùng dung dịch hóa học

Sử dụng OXY già hoạc các dạng dung dịch như cồn công nghiệp sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý lũa thủy sinh. Với việc hòa tan các dung dịch hóa học này cùng với nước sẽ giúp đẩy nhanh quá trình bài tiết nhựa và các chất độc hại ở trong lũa của chúng ta. Thông thường hình thức này sẽ giúp giảm từ 40% đến 50% thời gian xử lý lũa.

Ngoài ra chúng ta có thể dùng các dung dịch chất tẩy cũng là một trong những chất hóa học thường được dùng để xử lý lữa, nhưng với dạng thuốc tẩy Thủy Sinh 4U không khuyến khích mọi người sử dụng vì có thể mang đến những tác dụng phụ.

Nướng lũa

Nướng hay hơ lũa trên ngọn lửa cũng là một cách để xử lý lữa thủy sinh. Tuy nhiên phương án này thường làm lũa bị ám màu hoạc không quen có thể làm hỏng lũa. Vì vậy hãy cân nhắc về việc xử lý lũa bằng lửa.

Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh bể cá sạch và nhanh nhất tại nhà

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về lũa bể thủy sinh mà bạn cần biết. Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích cũng như cách xử lý lũa thủy sinh đúng và chuẩn nhất!

Giá cả hợp lý
Sản phẩm chính hãng
Vận chuyển nhanh chóng
Bảo mật thông tin
Đăng nhập Giỏ hàng Facebook Youtube tiktok Tiktok TOP