Giỏ hàng

KINH NGHIỆM CÁCH TRỒNG CÂY THỦY SINH TRONG BỂ CÁ

Để bể cá của bạn có thể trở nên đẹp hơn thì việc trang trí và trồng cây thủy sẽ giúp bể cá của bạn trở nên đẹp và ấn tượng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn đã biết cách chọn mua cũng như trồng cây thủy sinh như thế nào chưa? Hãy cùng Kingaqua tìm hiểu một số kinh nghiệm trồng cây thủy sinh trong bể cá mà bạn nên biết và trồng cây thủy sinh hiệu quả nhé!

Cây thủy sinh là gì?

KINH NGHIỆM CÁCH TRỒNG CÂY THỦY SINH TRONG BỂ CÁ

Cây trồng thuỷ sinh là các loài cây sống dưới nước (nước mặn hay ngọt), có khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường trong môi trường này trong một khoảng thời gian dài. Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước (các loài tảo biển), một phần trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như bùn. Một số khác thích ứng với môi trường ngập nước với phần lá nổi lên trên.

Xem thêm: Nên chọn mua thức ăn cho cá cảnh ở đâu?

Những dấu hiệu nào cho thấy cây thủy sinh của bạn đang "héo mòn"? 

Nhiều người trong quá trình sử dụng cũng như chăm sóc cây lại không chú ý dẫn đến tình trạng cây thủy sinh bị héo mòn, thiếu chất dinh dưỡng. Hãy lưu ý chăm sóc kịp thời nếu như cây thủy sinh của bạn đang gặp một số dấu hiệu sau:

KINH NGHIỆM CÁCH TRỒNG CÂY THỦY SINH TRONG BỂ CÁ

  • Lá chuyển sang màu vàng hoặc đỏ: do thiếu nitơ hoặc Photphat nếu lá rụng nhiều;
  • Lá có màu đen hoặc nâu, cây chết dần: do thừa photphat;
  • Các lá già có đốm vàng, còn các lá non màu hơi vàng chanh ở các đốm: do thiếu Kali;
  • Lá non có màu vàng chanh, bị biến dạng: do thiếu Canxi;
  • Lá già có các đốm vàng, gân màu xanh lá cây: do thiếu Magiê;
  • Lá non chuyển dần sang vàng: do thiếu Lưu huỳnh;
  • Lá bắt đầu vàng sau đó trong suốt: do thiếu sắt;
  • Gân lá có các đốm vàng: do thiếu kẽm;
  • Lá chậm lớn, xuất hiện nhiều màu trắng (Calcium): do thiếu CO 2 , ngoài ra thừa CO 2 khi cá luôn nổi trên bề mặt nước, khó thở;
  • Cá bơi chậm chạp, cây chậm lớn: do thiếu oxy;
  • Cây yếu, rễ đen: do chất nền ở đáy bể cá mini;
  • Cây ngừng phát triển hoặc chết đi, cá bơi chậm, không năng động: do nhiệt độ trong nước quá cao

Xem thêm: Tổng hợp những loại cây thủy sinh đẹp trong bể cá bạn có thể tham khảo!

Hướng dẫn bạn cách chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá

Hãy lưu ý một số điều sau đây để có thể chăm sóc cây thủy sinh chuẩn xác nhất ngay tại nhà nhé!

KINH NGHIỆM CÁCH TRỒNG CÂY THỦY SINH TRONG BỂ CÁ

Ánh sáng: Nên chia thời gian chiếu sáng thành 2 giai đoạn trong ngày (nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian chiếu sáng) nhằm ngăn ngừa tảo hại phát triển. Để thực hiện điều này, chúng ta nên sử dụng ổ cắm hẹn giờ cho hệ thống chiếu sáng của bể cá.

Dinh dưỡng: Bể đang hoạt động ổn định không có nghĩa là chúng ta không cần bổ sung dinh dưỡng cho cây thủy sinh. Để cây căng đẹp và ít bị bệnh, người chơi nên thường xuyên theo dõi nhằm phát hiện những dấu hiệu thiếu dưỡng chất của cây để bổ sung cho hợp lý.

Môi trường nước: Việc thay nước cũng nên được tiến hành đều đặn để đảm bảo nước luôn trong sạch. Mỗi lần thay nước không nên vượt quá 50% tổng nước trong bể không làm xáo trộn môi trường sinh thái bể cá.

Cắt tỉa cây: Khi cây thủy sinh đã phát triển ổn định thì việc cắt tỉa giúp cho cây có hình dáng bắt mắt hơn và cây sẽ phát huy hết vẻ đẹp của nó.

Hi vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm trồng cây thủy sinh trong bể cá mà Kingaqua đã trình bày bên trên sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích cũng như có thể chăm sóc cây thủy sinh chuẩn xác nhất nhé!

Giá cả hợp lý
Sản phẩm chính hãng
Vận chuyển nhanh chóng
Bảo mật thông tin
Đăng nhập Giỏ hàng Facebook Youtube tiktok Tiktok TOP