Giỏ hàng

Một số bệnh thường gặp ở cá cảnh cần chú ý!

Nguyên nhân nào dẫn việc mắc bệnh ở cá cảnh?

Một số bệnh thường gặp ở cá cảnh cần chú ý!

Thường thì các loại cá cảnh đều có kích thước nhỏ, nuôi trong môi trường bể vốn bị hạn chế diện tích nên có rất nhiều tác nhân gây ra bệnh ở cá cảnh.

Do oxy trong nước

Bể cá không cung cấp đủ oxy hoặc thừa oxy đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sống sót của cá. Cụ thể:

Nếu không đủ oxy, cá không hô hấp như bình thường được, dẫn đến thiếu oxy, cơ thể yếu dần. Còn nếu bể dùng máy sục khí có công suất quá lớn, lượng oxy vượt ngưỡng cho phép cũng làm cho cá bị ngộp oxy, lâu ngày mệt mỏi và dễ chết.

Do môi trường nước

Cá cảnh rất nhạy cảm với nhiệt độ, độ cứng, nồng độ PH của nước. Nếu các yếu tố này thích hợp thì cá sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Còn nếu có sự chênh lệch lớn ví dụ như chuyển sang mùa lạnh ở khu vực miền Bắc, nhiệt độ giảm nhanh, hoặc từ mùa đông lạnh sang xuân ấm cũng làm cá bị bệnh

Vi khuẩn có hại trong nước

Trong nước lúc nào cũng tồn tại vi khuẩn có hại do thức ăn thừa, do chất thải của cá… Nếu không biết cách vệ sinh, vi khuẩn nhanh chóng phát triển, lây lan, xâm nhập vào cơ thể cá để gây bệnh.

Do chất lượng cá mua

Nếu lúc mua mà bạn chọn loại cá yếu ớt, tiềm ẩn bệnh trong người, hoặc những loại cá không phù hợp với nhau nuôi chung trong bể thì tình trạng cắn nhau, lây bệnh cho nhau làm cá chết hàng loạt là điều rất dễ xảy ra. Do đó, người mua cần biết cách chọn lựa, xem xét kỹ lưỡng khi mua cá.

Xem thêm: Cần mua thức ăn gì cho cá cảnh?

Một số những bệnh cơ bản thường gặp ở cá cảnh: 

1. Bệnh đốm trắng

Một số bệnh thường gặp ở cá cảnh cần chú ý!

Cơ thể của cá phủ đầy những nốt nhỏ màu trắng mọc khắp mình cá và lan truyền ra cả vây. Sự nhiễm bệnh theo chu kỳ. Ký sinh vật ichthyophthirius multifilius sẽ rời cơ thể cá tạo màng để làm thành nang nhớt rơi xuống đáy của bể. Trong nang này, ký sinh vật tiềm sinh vẫn phân chia và tạo ra nhiều cá thể con. Đến lúc màng ngoài của nang nứt ra, các cá thể con thoát ra, bơi lội tự do đi tìm một vật chủ khác. Có thể diệt chúng vào giai đoạn này bằng phương pháp thích hợp. Vì bệnh có thể lây cho cá khác trong bể, do đó phải điều trị toàn bể nuôi.

  • Cách chữa trị bệnh:

Thay sạch nước trong bể cá nhiễm bệnh

Dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cá nên 30 -31 độ C

Cho xanh methylen ( có bán tại các hiệu thuốc tây ) 3-5 giọt / 20 l nước cho và thay nước 30% bù lại thuốc liên tục một ngày một lần . Đối với các bể cá lớn nên bắt cá ra các bể nhỏ hoặc chậu có thể tích từ 20 – 40l tùy theo cá lớn hay bé cho sủi khí , sưởi và thuốc như trên

Hoặc cũng có thể dùng tetracyclin, muối trắng, thuốc chuyên trị bệnh nấm như: tetra nhật, Bensol, Thuốc đặc trị nấm Bio knock 2 của Thái Lan….

2. Bệnh nấm mốc nước

Bệnh này gây ra bởi các loài nấm thủy mi hay mốc nước Saprolegnia, một loại phát ban dạng túm như là bông xuất hiện trên cơ thể của cá, có khi được phủ một màng mỏng nấm dạng sợi hay bột. Cách điều trị có hiệu quả là ngâm cá trong một chậu nước tắm mặn. Người ta hòa tan muối tự nhiên trong nước ngọt. Nồng độ cho một lần ngâm như vậy với thời gian ngắn (từ 15-30 phút) là 15-30g trong một lít. Muốn điều trị dài ngày, cần dùng 7g/lít. 

3. Nấm thân, nấm miệng, lở miệng

Một số bệnh thường gặp ở cá cảnh cần chú ý!

Nấm miệng, lở miệng không liên quan đến nấm thân, do một loại vi khuẩn là Chondrococcus gây ra. Bệnh xảy ra tại vùng miệng gây ra những vết sùi, lở

  • Sau đây là một số nguyên nhân tạo điều kiện cho bệnh lở mồm phát sinh mà chúng ta cần tránh:

Nhiệt độ nước tăng đột ngột.

Nuôi quá nhiều cá.

Nước dơ.

Nồng độ ô-xy hòa tan thấp.

Nồng độ nitrite tăng.

Thức ăn thừa.

  • Cách chữa trị bệnh:

Thay sạch nước trong bể cá nhiễm bệnh

Dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cá nên 30 -31 độ C

Cho xanh methylen ( có bán tại các hiệu thuốc tây ) 3-5 giọt / 20 l nước cho và thay nước 30% bù lại thuốc liên tục một ngày một lần . Đối với các bể cá lớn nên bắt cá ra các bể nhỏ hoặc chậu có thể tích từ 20 – 40l tùy theo cá lớn hay bé cho sủi khí , sưởi và thuốc như trên

Hoặc cũng có thể dùng tetracyclin, muối trắng, thuốc chuyên trị bệnh nấm như: tetra nhật, Bensol, Thuốc đặc trị nấm Bio knock 2 của Thái Lan….

4. Bệnh rung (Cụp, lắc)

Khi mô tả về các triệu chứng của bệnh này, chỉ có thể nói là cá bị bệnh thực hiện những chuyển động uốn lượn rất nhanh tại chỗ mà không nhích lên được một centimet nào cả, vây, đuôi bị cụp lại. Một trong những nguyên nhân của rối loạn này do sự hạ thấp nhiệt độ của nước, gây ra cho cá sự nhiễm lạnh, hoặc là một biểu hiện trước khi phát bệnh nặng. Cách trị là tăng nhiệt lên mức 26-29 độ C, cho vào bể chút muối (Liều lượng 1g/1L nước)

5. Bệnh thối vây, đuôi

Sự thoái hóa của các mô nằm giữa các tia của vây do sự nhiễm khuẩn thường xảy ra dễ dàng hơn nếu chất lượng nước kém. Vây cá cũng có thể bị thiệt hại do những khi bắt cá bằng tay không khéo léo hoặc do các cá khác cắn vây, khiến cho sự nhiễm khuẩn có chỗ phát sinh trên những phần bị thương. 

  • Cách chữa trị bệnh:

Thay sạch nước trong bể cá nhiễm bệnh

Dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cá nên 30 -31 độ C

Dùng tetracyclin, tetra nhật, Bensol, Thuốc đặc trị nấm Bio knock 3 của Thái Lan… để dưỡng lại cá, bệnh này đòi hỏi thời gian chữa bệnh rất lâu

Một số bệnh thường gặp ở cá cảnh cần chú ý!

Xem thêm: 

Tham khảo một số mẫu cá cảnh đẹp

Ý nghĩa của việc nuôi cá cảnh là gì?

8. Một số bệnh khác như:

Một số bệnh thường gặp ở cá cảnh cần chú ý!

Nang bạch huyết

Gây ra những chỗ lồi dạng cải bông (súp lơ) trên vảy và trên da cá, đồng thời làm giảm trọng lượng của cá. Bệnh có thể phát triển nhanh chóng. Thường ít gặp trong bể nuôi cá nước ngọt.

Mụn

Những đốm trắng kết liền lại với nhau tạo thành mảng lớn. Cá có vẻ hốc hác và xoắn lại. Nguyên nhân có thể do chế độ thức ăn không cân đối, thiếu vitamin.

Da nhớt

Một màng mỏng xám bao phủ thân cá. Do bị các vật ký sinh Cyclochacta và Costia gây ra sự tiết dịch nhớt.

Viêm mắt

Mắt cá bị mờ đục do một loại nấm gây ra hoặc là bệnh đục nhãn mắt có nguồn gốc ký sinh (Proalaria). Các mắt có u lồi có thể do một bệnh khác.

Bệnh nấm Oodinium

Trên cơ thể cá thể hiện những lớp như bột. Đó là do nhiễm nấm Oodinium. Cách điều trị cũng tương tự như bệnh đốm trắng.

Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu

Làm thế nào để tránh cá cảnh mắc bệnh? 

Một số bệnh thường gặp ở cá cảnh cần chú ý!

  • Yếu tố đầu tiên cần quan tâm là bể cá phải luôn được vệ sinh sạch  sẽ. Nước trong hồ cá phải đã qua xử lý để có độ PH cũng như nhiệt độ phù hợp.
  • Thức ăn cho cá đã được khử trùng, đối với thức ăn sống thì phải làm sạch, đủ chất đạm, chất béo, vitamin…tuyệt đối không được cho thức ăn bị ôi thiu, để lâu ngày, dễ bị ký sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, thức ăn cũng phải đúng liều lượng và cho ăn đúng giờ, không tùy tiện tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho cá.
  • Tăng cường kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh và có biện pháp chữa trị hợp lý. Nếu không chắc chắn về bệnh của cá thì phải tham khảo qua bác sĩ thú y trước khi sử dụng thuốc chữa trị
  • Khi thả cá vào bể phải nhẹ nhàng, dùng vợt mềm, tránh làm xây xát hoặc chảy máu cá.

Trên đây là một số lưu ý các bạn cần biết về bệnh ở cá cảnh để có thể biết và phòng tránh trường hợp khi cá mắc bệnh, bạn sẽ có cách giải quyết hợp lý và kịp thời nhất!

 

 

Giá cả hợp lý
Sản phẩm chính hãng
Vận chuyển nhanh chóng
Bảo mật thông tin
Đăng nhập Giỏ hàng Facebook Youtube tiktok Tiktok TOP