Giỏ hàng

TỔNG HỢP CÁC LOẠI BỆNH CÁ CẢNH THƯỜNG GẶP (PHẦN 4)

Là một người yêu thích và đam mê chăm sóc, sưu tập các loại cá cảnh đẹp, bạn không thể nào bỏ lỡ những kiến thức về các loại bệnh cá cảnh thường gặp. Một bể cá cảnh hoàn hảo là bể cá cảnh có những cá thể cá khỏe mạnh, màu sắc rực rỡ, nhưng cây thủy sinh đa dạng sắc màu cùng môi trường nước sạch, hoàn hảo, phù hợp sẽ đem lại phong thủy tốt, may mắn và sức khỏe dồi dào cho gia chủ. Hãy tiếp tục cùng Kingaqua tìm hiểu kiến thức về các loại bệnh cá cảnh giúp bạn có thể hoàn toàn yên tâm chăm sóc cho bể cá riêng của mình nhé!

 

1. BỆNH CÁ CẢNH: BÊNH TRÙNG MỎ NEO

Trùng mỏ neo chính là một trong những loại bệnh cá cảnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cá. Trùng có tên Lernaea có hình dạng giống như chiếc que, đầu giống mỏ neo cắm sâu và chặt vào cơ thể của cá nên có tên gọi là trùng mỏ neo. Chúng có chiều dài từ 8 - 16 mm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của cá. Loại trùng này ký sinh trên phần ngoài cơ thể của cá thể cá cảnh, từ da, vây, mắt, đuôi, mang cá,... hút chất dinh dưỡng từ cá thể và gây đau đớn với nhiều vết thương.

Xem thêm "TỔNG HỢP CÁC LOẠI BỆNH CÁ CẢNH THƯỜNG GẶP (PHẦN 2)"

Xem thêm "TỔNG HỢP CÁC LOẠI BỆNH CÁ CẢNH THƯỜNG GẶP (PHẦN 3)"

Khi gặp phải bệnh này, cá thường gầy yếu, khó chịu, hay quẫy đuôi mạnh và cọ mình vào thành bể, các loại thủy sinh hay đồ chơi trong bể cá khiến cơ thể bị tổn thương, trầy xước ra. Chúng kém ăn, bỏ ăn khiến cơ thể gầy yếu, khả năng bơi lội chậm chạp, sức ăn cũng yếu đi đáng kể. Xung quanh các chỗ bị trùng mỏ neo bám, xuất hiện hiện tượng viêm, xuất huyến, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, hủy hoại sức khỏe của cá. Một số trùng mỏ neo còn lựa chọn miệng cá làm vị trí để kts sinh, dẫn đến miệng cá bị sưng, không ăn uống, không đóng kín được.

Để xử lý bệnh ký sinh trùng ở cá cảnh, có thể dùng lá xoan phơi khô cho vào nước, hoặc dùng thuốc đặc trị Bio Knock 4, với liều lượng 01 giọt cho 10lit nước và thay 30% nước hàng ngày và bổ sung lại thuốc để cá đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

 

tong_hop_cac_loai_benh_ca_canh_thuong_gap_phan-4

Trùng mỏ neo

 

tong_hop_cac_loai_benh_ca_canh_thuong_gap_phan-4

Cá cảnh bị bệnh trùng mỏ neo

 

2. BỆNH CÁ CẢNH: BỆNH ĐƯỜNG RUỘT

Bệnh đường ruột ở cá cảnh với triệu chứng các cá thể cá bị đường ruột hay bị sinh bụng, phân cá có màu trắng. Bụng cá thường trương từ 5- 6 tiếng mà không có hiện tượng xẹp lại, xuất hiện những sợi trắng kéo dài từ lỗ hậu môn. Cá thường chán ăn, bỏ ăn, núp vào một góc.

Cá cảnh gặp phải hiện tượng đường ruột này là do ăn thức ăn để quá lâu, thức ăn còn đông hoặc ôi thiu. Một vài trường hợp nữa là do môi trường nước không đảm bảo hoặc môi trường nước thay đổi đôt ngột, dẫn đến cá bị căng thẳng, gây nên hiện tượng sốc ở cá.

Xem thêm "Thuốc trị bệnh cho cá cảnh tại Kingaqua''

Để điều trị căn bệnh đường ruộc phải sử dụng thuốc để điều trị cho cá. Bạn hãy bật sưởi oxy giúp hỗ trợ hô hấp cho cá, sau đó hãy dùng viên nén Metronidazol. Mỗi một viên nén tương ứng với khoảng 15 lít nước. Hãy đảm bảo mỗi ngày một viên thuốc, thay 30% nước sau mỗi ngày. Đặc biệt, trong thời gian điều trị thuốc, tuyệt đối không được phép cho cá cảnh ăn vì trong khoảng thời gian này, dạ dày cá cần được nghỉ ngơi điều chỉnh và còn rât yếu.

 

3. BỆNH CÁ CẢNH: LỞ LOÉT

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cá cảnh bị nhiễm bệnh lở loét như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,.. Nhưng nguyên nhân lớn nhất khiến cá gặp phải tình trạng lở loét ở da đó chính là nấm Aphanomyces Invadan - loại nấm bám chặt, ăn sâu vào cơ thể để ăn thịt của các cá thể cá. 

Khi gặp phải loại nấm này, với các cá thể có sức đề kháng yếu thì vây cá, da, chất nhờn không đề kháng được, dễ tổn thương khiến vi khuẩn ăn sâu vào trong cơ thể, tạo ra các vết viêm, lở loét, mắt cá lồi ra. Những biểu hiện bệnh hoàn toàn có thể nhận ra bằng mắt thường. Trong trường hợp để lâu ngày mà không chữa trị, các vết thương dưới sự xâm nhập của vi khuẩn lớn dần ra, gây nên hiện tượng tổn thương dẫn đến chết ở cá cảnh.

Để chữa trị cho trường hợp bệnh lở loét, yếu tố bắt buộc đó là bạn phải vệ sinh bể thật sạch sẽ, tránh sự xâm nhập của nấm trong bể. Hòa vôi vào mặt bể với liều lượng nhỏ giúp làm sạch bể cá. Trước khi thả cá vào bể, hãy vệ sinh cá trong khoảng 15 phút với nước muỗi loãng, giúp tẩy sạch vi khuẩn tích tụ ở da, hạn chế các tổn thương trên da như xước, chảy máu. Tham khảo thêm các loại kháng sinh theo liều lượng được kiến nghị giúp tăng sức đề kháng cho cá.

Trong tình trạng cá bị xuất huyết, Dùng tetra nhật liều lượng 1g cho 100 lit nước, thay 30% nước hàng ngày và bổ sung lại thuốc.

 

tong_hop_cac_loai_benh_ca_canh_thuong_gap_phan-4

Cá bị lở loét

 

Để có các cá thể cá khỏe mạnh, bạn nên lựa chọn các cơ sở cung cấp cá uy tín, có đảm bảo về sức khỏe cá cao. Đặc biệt, hãy trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất nhằm phòng tránh và xử lý bệnh cho cá cảnh, giúp bạn có một bể cá cảnh đẹp nhất, hoàn hảo nhất, đem lại hạnh phúc và may mắn cho gia đình. Thường xuyên ghé thăm Kingaqua để trang bị kiến thức tốt nhất cho bản thân nhé!

Xem thêm "NHẬN BIẾT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÉP CẢNH"

 

Giá cả hợp lý
Sản phẩm chính hãng
Vận chuyển nhanh chóng
Bảo mật thông tin
Đăng nhập Giỏ hàng Facebook Youtube tiktok Tiktok TOP