Giỏ hàng

TỔNG HỢP CÁC LOẠI BỆNH CÁ CẢNH THƯỜNG GẶP (PHẦN 3)

Bệnh cá cảnh khiến những cá thể cá không còn được khỏe mạnh với những biểu hiện lạ. Trong trường hợp không chữa trị kịp thời, cá có thể dẫn đến tử vong hay hủy hoại cả bể cá. Để sở hữu một bể cá cảnh khỏe đẹp, hãy cùng Kingaqua nghiên cứu những biểu hiện bệnh cá cảnh cùng những cách xử lý hay phòng tránh cá bị bệnh, giúp bạn tạo nên một hệ sinh thái trong nhà hoàn hảo nhất nhé!

 

1. BỆNH CÁ CẢNH: BỆNH GIUN SÁN

Bệnh giun sán mà bệnh khi cá bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh, khả năng chết của cá khá ít nhưng ký sinh trùng gây tổn thương mang cá, da, gây nên mất sức đề kháng và gây nhiễm các bệnh khách. Khi nhiễm sán, cá thường cọ vây và mang vào thành bể hay các cây thủy sinh, đồ chơi trong bể. Cơ thể cá xuất hiện những đốm máu nhỏ, màu sắc của cá trở nên bợt màu, nhợt nhạt, không tự nhiên.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do chất lượng nước, môi trường nước trong bể không được sạch, số lượng cá quá đông dẫn đến cá bị stress, căng thẳng.

Xem thêm "TỔNG HỢP CÁC LOẠI BỆNH CÁ CẢNH THƯỜNG GẶP (PHẦN 1)

Xem thêm "TỔNG HỢP CÁC LOẠI BỆNH CÁ CẢNH THƯỜNG GẶP (PHẦN 2)"

Đặc biệt, để đề phòng bệnh, bạn cần ngăn ngừa bệnh giun sán ở cá bằng cách kiểm tra cá kỹ càng trước khi thả vào bể, tranh sự lây lan đến các cá thể khỏe mạnh khác trong bể. Tránh sử dụng các thức ăn sống (vì thức ăn sống thường chứa nhiều sán). Đặc biệt, bể cá nên vệ sinh sạch sẽ, số lượng vừa đủ và tạo môi trường nước tự nhiên nhất theo loại cá bạn đang nuôi.

Khi cá gặp vấn đề về giun sán, cách nhanh nhất để điều trị đó chính là sử dụng kháng sinh. Bạn có thể sử dụng 2ppm Droncit hay hỗn hợp xanh forrmalin để điều trị bệnh cho cá. Có thể sử dụng kết hợp formalin, muối hoặc Amoni Hydro để điều trị. Nên lưu ý khi sử dụng thuốc cho bất kỳ loại cá nào, bạn phải nghe sự tư vấn của các bác sĩ hoặc người có kinh nghiệm nuôi cá cảnh lâu năm.

 

2. BỆNH CÁ CẢNH: BỆNH NẤM

Nấm là một trong số các bệnh cá cảnh thường gặp đối với loại cá cảnh nhiệt đới. Những tế bào nấm trong bể sẽ xâm nhập vào cá thể của cá khi cá bị căng thẳng, bị thương hoặc nhiễm bệnh khác. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nâm đó chính là sự vệ sinh bể cá không sạch, chất lượng nước không đảm bảo, nhiều rong rêu bẩn gây nên gia tăng khả năng nhiễm nấm đối với các loài cá trong bể.

Xem ngay "Thuốc chữa bệnh tại Kingaqua"

Khi cá cảnh bị nhiễm nấm, chúng thường gây ra những đốm trắng nấm viêm nghiễm trên da, trên vây và miệng của cá. Những phần nấm trắng thường phát triển mạnh ở phần cơ thể bị lây nghiễm ban đầu hoặc những vết thương trên cơ thể của chúng.

Để xử lý nấm ở cá, bạn có thể cho cá tắm bằng nước muối loãng hoặc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị nấm có chwuas phenoxyethanol. Đối với các cá thể cá cảnh đơn lẻ bị nhiễm bệnh, bạn hãy tiến hành cách ly vớt chúng sang bể cá riêng để điều trị, tránh sự lây lan bệnh đến toàn bộ cá trong bể. Sử dụng thuốc kháng khuẩn và kháng nấm có chứa chất gentian violet bôi vào vết nấm trên cơ thể cũng là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, đối với tất cả các loại bệnh kể cả bệnh cơ bản, bạn cần nhận được sự tư vấn hướng dẫn cửa người có chuyên môn, giúp hạn chế và điều trị dứt điểm cho cá.

Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc đặc trị nấm bio knock 2 với liều lượng 1 giọt cho 10lit nước. Hãy thay 30% nước hàng ngày và bổ sung lại thuốc để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất trong thời gian nhanh nhất.

 

tong-hop-cac-loai-benh-ca-canh-thuong-gap-phan3

Bệnh nấm trên cá cảnh

/tong-hop-cac-loai-benh-ca-canh-thuong-gap-phan-4

Bệnh nấm trên cá cảnh

 

3. BỆNH CÁ CẢNH: BỆNH NẤM TOÀN THÂN

Bệnh nhiễm nấm toàn thân ở cá cảnh nặng hơn, khó chẩn đoán và điều trị hơn so với bệnh nhiễm nấm thông thường, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến các cá thể cá trong bể. Cá bị nhiễm bệnh rất yếu ớt, sức khỏe suy giảm, bơi lội không linh hoạt, ủ rũ mệt mỏi. Đặc biệt, cá có hiện tượng chán ăn, bỏ ăn. Khi sinh sống trong môi trường nước khoogn đảm bảo, môi trường thay đổi thường xuyên, cá thường mắc loại bệnh này.

Đối với nấm, việc phát hiện và điều trị sớm là thật sự cần thiết. Bệnh có thể điều trị thành công khi cho các cá thể cá tắm và ngâm trong thuốc xanh malachit. Bạn phải thay nước sạch trong bể cá nhiễm bệnh, tránh sự lây lan và gia năng nấm trên cá. Hãy để nhiệt độ bể cá lên 30 - 32 đọ, nhỏ 3 - 5 giọt xanh methylen mỗi 20l nước và thay nước liên tục mỗi ngày. Đối với các bể cá lớn, nên chia cá ra các bể nhỏ để dễ xử lý.

Hãy luôn nhờ tuân thủ thuốc theo đúng liều lượng của người hướng dẫn nhé!

 

/tong-hop-cac-loai-benh-ca-canh-thuong-gap-phan

Nấm toàn thân trên cá cảnh

 

/tong-hop-cac-loai-benh-ca-canh-thuong-gap-phan

Nấm toàn thân trên cá cảnh

Để có những cá thể cá cảnh khỏe mạnh, hãy thường xuyên đảm bảo đúng mực nước, chất lượng nước trong bể, thay nước theo nhu cầu sinh sống của cá. Đảm bảo trong bể luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa rong rêu thừa. Khi cá bị nhiễm bệnh, cần cách ly và chữa trị, tránh tình trạng lây lan bệnh trong bể. Đặc biệt, để có những cá thể cá khỏe mạnh, hãy lựa chọn những cửa hàng uy tín với chất lượng đảm bảo, ví dụ như Kingaqua làm một sự lựa chọn tuyệt vời.

Đặt mua ngay "Cá cảnh tại Kingaqua"

Giá cả hợp lý
Sản phẩm chính hãng
Vận chuyển nhanh chóng
Bảo mật thông tin
Đăng nhập Giỏ hàng Facebook Youtube tiktok Tiktok TOP